Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại Chủ_nghĩa_tư_bản

Adam Smith: cha đẻ kinh tế học tư bản chủ nghĩa - tác phẩm: Sự giàu có của quốc gia

Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào cộng sản và nhiều phong trào cánh tả khác mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn:

Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng:

  • Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để lấy lãi, tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. [cần dẫn nguồn]
  • Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người.
  • Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng, làm cạn kiệt tài nguyên, hay vì lợi nhuận họ có thể làm hàng giả, thức ăn, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng độc hại gây bệnh tật cho người tiêu dùng (đây thường là một vấn nạn của kinh tế thị trường)
  • Phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn
  • Sự ganh đua của các nhà tư bản và lao động dẫn đến gia tăng lối sống ích kỷ, hẹp hòi

Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng:

  • Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp.
  • Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ XX.
  • Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Người lao động gắn bó với chức phận và nghề nghiệp (Max Weber).
  • Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism).
  • Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v)
  • Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng người tài năng, có trí thức.
  • Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, cạnh tranh, do đó hạn chế tha hóa nhà nước.
  • Chủ nghĩa tư bản khích lệ tư tưởng tự do cá nhân, quyền cá nhân

Bùi Quang Chiêu, một nhà tư sản Nam Kỳ thời Pháp thuộc từng phát biểu: "Trên đời này làm gì có bình đẳng? Tôi xin kể ra một thí dụ, giả như một người nhờ vào những trường hợp ngẫu nhiên nào đó, hoặc nhờ vào tài sản, nhờ vào những thành công của mình mà lên được hàng lãnh đạo trong giới thượng lưu; đương nhiên người đó có quyền hưởng thụ nhiều ưu đãi hơn là một anh phu quét đường. Anh phu quét đường thì ngu dốt, anh ta không làm được nghề gì khác ngoài việc quét đường. Thành ra anh ta chỉ có được một quyền là quyền được sống. Đó là lẽ tự nhiên."

Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ nghĩa vô chính phủ.

Báo Dân chúng (Cơ quan của Lao động và Dân chúng Đông Dương) tại Sài Gòn do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ trực tiếp chỉ đạo, ngày 3/1/1939 đã đăng xã luận: "Ở đâu có chủ nghĩa tư bản tràn tới, thì ở đó có vận động cộng sản. Tùy theo trình độ tư bản phát triển các xứ trên thế giới có khác nhau cho nên chiến sách và chiến lược của Đảng cộng sản ở các xứ có khác nhau...Chỉ có xã hội cộng sản mới giải phóng, mới phá tan được những mối mâu thuẫn của hệ thống tư bản, là những mâu thuẫn đang làm cho nhân loại suy đồi, đưa nhơn loại đến chỗ tiêu diệt. Xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự phân chia giai cấp. Nói một cách khác là xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự sinh sản không có tổ chức, đồng thời phá bỏ những trạng thái, những hình thức người bóc lột người, đè nén người. Lúc đó sẽ không còn giai cấp tranh đấu, tất cả mỗi người trong xã hội sẽ là những người chung nhau một tổ chức, coi nhau như anh em...". "Mỗi một người thợ thuyền, mỗi một người dân bị áp bức ở xứ này, nên và cần hiểu rõ trương lịch sử của mình đã dùng biết bao nhiêu giá trị về tinh thần và tánh mạng để đổi lấy, để học tập kinh nghiệm và sau nầy còn cần nhiều nghị lực hơn nửa để tranh đấu tạo ra nền hạnh phúc mới mẻ cho nhân dân toàn xứ...".

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, ngay cả những học giả mạnh mẽ ủng hộ quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể tự tổ chức đã buộc phải xem xét lại. Alan Greenspan (Giám đốc Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - FED) đã nói với Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 23-10-2008 rằng: "Các lập luận trí óc (về sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản) đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã sai lầm trong giả định cho rằng lợi ích của các tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng và những người khác, sẽ thúc đẩy họ có khả năng tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản của mình và cổ đông... tôi đã bị sốc"[121]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tư_bản http://www.dsp.org.au/node/31 http://www.hetsa.org.au/pdf/34-A-08.pdf http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F015982.php http://www.bartleby.com/65/la/laissezf.html http://www.blackmask.com/books18c/prspircap.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/178493/e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/93927/ca... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd...